
Để con kể cho các ân nhân nghe chuyện ở làng con...
Con và hơn 1 triệu đồng bào thiểu số sống ở các buôn làng tại Gia Lai và Kon Tum. Đám trẻ tụi con giống như những mầm non dựa vào nguồn nước sạch, hướng về ánh dương mà lớn lên mỗi ngày. Nhưng nguồn nước của tụi con lại bị ô nhiễm rất nhiều. Hằng ngày, con và đám bạn vẫn phải dùng nước bẩn từ sông suối, ao hồ khiến cho các vấn đề về y tế, sức khoẻ và kinh tế xã hội vẫn luôn là bóng ma hiện hữu ở các buôn làng ...

THỰC TRẠNG DỰ ÁN
HƠN 750 NGÀN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
đang là các đối tượng bị ảnh hưởng chính. Hằng ngày, họ thường phải đi bộ hơn 5km để lấy nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống của gia đình. Tuy nhiên với nguồn nước hiện tại, họ dễ mắc các bệnh về đường ruột, da liễu, phong cùi và điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lành mạnh của các bà mẹ và trẻ nhỏ.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
là tác nhân chính trong khi hiện tượng nóng lên toàn cầu đang không ngừng tăng. Tây Nguyên liên tục lập đỉnh về nhiệt độ và hạn hán kéo dài, đôi khi lên đến hơn 4 tháng. Nhưng nghịch lý là đồng bào thiểu số, đối tượng ít hưởng lợi từ công nghiệp hoá, đô thị hoá và ít thải ra khí nhà kính CO2 lại đang là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.
15,700 HECTA RỪNG
đó là con số thiệt hại chỉ tính riêng vào năm 2019 tại Tây Nguyên nơi chiếm 17.50% rừng của cả nước. Đây là hệ quả của việc tiêu thụ gỗ và nhu cầu nội thất gỗ của nhiều tầng lớp tăng mạnh. Việc mất rừng, kèm theo nguồn nước suy giảm khiến cho người đồng bảo địa phương đang phải đối mặt với điều kiện sinh sống thiếu thốn và khó lường hơn trước kia rất nhiều.
NẾU KHÔNG KỊP THỜI
đồng hành và hỗ trợ, an sinh xã hội của đồng bảo sẽ rất bất ổn, dẫn đến nhiều hệ luỵ như người dân di canh di cư, phá rừng làm rẫy mới. Đáng lo hơn đó là khi trẻ em là tương lai của buôn làng, nếu không được chăm lo về sức khoẻ, ổn định cuộc sống thì vòng lặp bế tắc này sẽ tiếp tục gần như không có điểm kết thúc.

Với 125 triệu VND đóng góp
các ân nhân có thể giúp 150 hộ, mỗi hộ 5 người dân tộc thiểu số Gia-rai, Ba-na có được nguồn nước sạch trong 3 năm kế tiếp
Với 166,000 VND đóng góp
các ân nhân có thể giúp một trẻ em dân tộc thiểu số có được nguồn nước sạch trong 3 năm kế tiếp
Với mỗi 1 giếng
được tài trợ bởi cộng đồng, Quỹ ASIF sẽ tài trợ thêm 1 giếng để nhân đôi tác động xã hội
Australasia Social Impact Foundation
100% đóng góp
sẽ được dùng để trao tặng giếng khoan mang nước sạch đến cho người dân tại các buôn làng tỉnh Gia Lai và Kon Tum
MỤC TIÊU DỰ ÁN 2020-2023
1:1
GÂY QUỸ ĐỐI ỨNG
375,000 NGƯỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ HƯỞNG LỢI
500 GIẾNG
TẠI TỈNH GIA LAI, KONTUM
HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG BUÔN LÀNG VÌ
ĐÓNG GÓP ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
-
Dự án dựa trên nhu cầu thực tế và thiết yếu
-
Các bên liên quan gồm người dân, chính quyền địa phương, cộng đồng cùng đóng góp và tham gia
TÁC ĐỘNG LÂU DÀI, BỀN VỮNG
-
Nhà tài trợ kiểm tra, giám sát thường kỳ
-
Tổ chức địa phương và đại diện người dân tiếp quản, bảo trì
-
Yếu tố môi trường được nghiên cứu, thẩm định bởi cơ quan chuyên môn
TÀI CHÍNH MINH BẠCH
-
Thu chi, giải ngân theo quy trình và được kiểm tra bởi đơn vị kiểm toán độc lập uy tín
-
Quá trình gây quỹ được cập nhập liên tục tại Website
TẠI SAO LẠI LÀ KHOAN GIẾNG?
CÁC BÊN THAM GIA DỰ ÁN



ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
ASIF là một tổ chức độc lập, có đăng ký từ thiện tại Úc. ASIF này được công nhận tư cách DGR (Deductible Gift Recipients) – có thể tiếp nhận đóng góp miễn thuế từ cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác; và tư cách PBI (Public Benevolent Institution) – có thể tổ chức, điều phối các dự án, hoạt động nhân đạo, từ thiện trong và ngoài nước Úc theo pháp luật hiện hành.
ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
Giáo phận Kon Tum là một trong 27 giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam, là giáo phận lâu đời nhất vùng Tây Nguyên. Tính đến năm 2017, có 94 giáo xứ, 160 linh mục và 342,281 giáo dân (chiếm 16.40% dân số). Địa giới giáo phận gồm hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Dân cư cũng như tín đồ chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai,...
ĐƠN VỊ KIỂM TOÁN
Quá trình thu chi và giải ngân sẽ được tiến hành theo quy trình định trước và được kiểm tra bởi đơn vị kiểm toán độc lập uy tín